Ẩn mình bên dòng Đà Giang hiền hòa, Phượng Hoàng cổ trấn như một bức tranh thủy mặc sống động, nơi thời gian dường như ngưng đọng suốt hơn 300 năm. Không chỉ là điểm check-in “vạn người mê”, cổ trấn này còn níu chân du khách bằng những trải nghiệm mang đậm hơi thở văn hóa dân tộc Thổ Gia, Miêu. Hãy cùng Golden Lake Travel khám phá giấc mơ cổ tich giữa đời thực ngay bây giờ nhé!
Giới thiệu Phượng Hoàng cổ trấn
Vị trí địa lý
Nằm ở huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, Phượng Hoàng cổ trấn là một trong những cổ trấn nổi tiếng bậc nhất đất nước tỷ dân. Với hơn 300 năm tuổi, nơi đây nổi bật với những ngôi nhà gỗ cổ kính, mái ngói cong rêu phong và hệ thống cầu đá, bến nước mang đậm nét kiến trúc Minh – Thanh. Bao quanh bởi dòng Đà Giang hiền hòa, Phượng Hoàng cổ trấn như một bức tranh thủy mặc sống động, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Phương tiện di chuyển
Từ Hà Nội, bạn có thể lựa chọn nhiều cách di chuyển để đến Phượng Hoàng cổ trấn:
-
Máy bay: Đây là phương tiện di chuyển nhanh nhất. Bạn có thể bay từ Hà Nội (Nội Bài) đến Trương Gia Giới hoặc Đồng Nhân – hai sân bay gần Phượng Hoàng cổ trấn nhất. Hiện chưa có đường bay thẳng, bạn cần quá cảnh ở Quảng Châu hoặc Nam Ninh. Từ sân bay, bạn tiếp tục đi taxi hoặc xe buýt khoảng 1,5 – 2 tiếng để tới cổ trấn.
-
Xe khách hoặc tàu hỏa: Bạn di chuyển từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị hoặc Đồng Đăng (Lạng Sơn), làm thủ tục xuất cảnh sang Bằng Tường (Trung Quốc). Từ đây, tiếp tục đi tàu cao tốc hoặc xe khách đến Trương Gia Giới, sau đó bắt xe buýt hoặc taxi đến Phượng Hoàng cổ trấn.
Khí hậu và thời điểm lý tưởng
Phượng Hoàng cổ trấn nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, quanh năm mát mẻ và dễ chịu. Mùa xuân và thu là lúc cổ trấn đẹp nhất. Lúc này, bầu trời trong xanh, không khí trong lành. Vì vậy, rất thích hợp để dạo bộ, check in hoặc ngắm cảnh trên dòng Đà Giang.
Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch là từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 11:
- Mùa xuân (tháng 3 – 5): tiết trời ấm áp, dễ chịu, thích hợp cho các hoạt động tham quan khám phá. Đặc biệt, hoa đào nở rộ, tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng. Cây cối đâm chồi nảy lộc, xanh tươi, mang đến sức sống mới cho thị trấn.
- Mùa thu (tháng 9 – 11): thời tiết thời điểm này không quá nóng cũng không quá lạnh. Lá cây chuyển sang màu vàng, tạo nên khung cảnh lãng mạn, cổ kính.
Trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Phượng Hoàng cổ trấn
Các địa điểm check in tại Phượng Hoàng cổ trấn
Sông Đà Giang
Sông Đà Giang là linh hồn của Phượng Hoàng cổ trấn, uốn lượn ôm trọn thị trấn cổ. Dòng nước xanh biếc phản chiếu mái ngói rêu phong và nhà gỗ cổ kính. Du khách có thể đi dạo dọc bờ sông, chụp ảnh tại các bậc thang gỗ. Ngoài ra, còn có thể trải nghiệm ngồi thuyền ngắm cảnh, đặc biệt lãng mạn vào lúc hoàng hôn.

Phố cổ Phượng Hoàng cổ trấn
Phố cổ là nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc gỗ truyền thống hơn 300 năm tuổi. Những con đường lát đá xanh, đèn lồng đỏ rực rỡ và hàng quán tấp nập mang đậm hơi thở cổ xưa. Tại đây, bạn có thể thuê trang phục cổ trang để hóa thân thành nhân vật phim cổ trang Trung Quốc.

Cầu Đá Nhảy
Cầu Đá Nhảy được xây dựng từ phiến đá lớn hình trục vuông, xếp nối tiếp nhau trên dòng Đà Giang. Cây cầu ban đầu bao gồm hơn 40 trụ đá hình chữ nhật màu đỏ, mỗi trụ cách nhau khoảng 61cm. Các nghệ nhân xưa bố trí hai hàng song song giúp người qua lại dễ dàng hơn. Cây cầu ngày xưa là nơi các bà, các mẹ tụ tập giặt giũ, trò chuyện hàng ngày.

Để tới cầu Đá Nhảy, bạn đi bộ xuống sông từ Tháp Cổng Bắc – nơi bắt đầu hoạt động chèo bè. Đây cũng là địa điểm check in nổi tiếng nhất Phượng Hoàng cổ trấn bởi chính lối kiến trúc độc đáo.
Cầu Vầng Trăng
Cầu Vầng Trăng có phần thân giống như 1 vầng trăng khuyết. Ở hai đầu cầu là những tảng đá dài, uốn lượn, tạo nên khung cảnh mềm mại, duyên dáng. Cầu Vầng Trăng có ý nghĩa văn hóa rất lớn với người dân địa phương. Bởi theo quan niệm, cây cầu là nơi giao thoa giữa hai thế giới: thế giới thực – thế giới tâm linh. Do đó, khi đến cây cầu này, họ có thể đạt được sự thanh tịnh trong tâm hồn.

Cầu Hồng Kiều
Cầu Hồng Kiều bạn nhìn thấy ngày nay chính là kiến trúc đã được trùng tu giống y hệt từ thời nhà Minh. Cầu Hồng Kiều có 2 lầu. Lầu 1 cầu Hồng Kiều có 24 gian hàng với đủ loại từ đồ ăn, đồ thủ công mỹ nghê, quà lưu niệm. Lầu 2 là không gian văn hóa với những bức thư pháp, tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc về Phượng Hoàng. Ở dãy hành làng lầu 2 cầu Hồng kiều là những cửa sổ gỗ cùng những chiếc đèn lồng đỏ rực. Cầu Hồng Kiều là địa điểm cực kỳ lý tưởng để chụp ảnh với góc nhìn thu gọn dòng sông và cổ trấn vào tầm mắt.

Cầu Tuyết Kiều
Đây là 1 trong 4 cây cầu “Tuyết – Vũ – Vụ – Phong” được thiết kế bởi họa sĩ đương đại nổi tiếng Hoàng Vĩnh Ngọc. Cây cầu nổi tiếng với thiết kế hai tầng độc đáo và mái vòm cong duyên dáng. Như tên gọi, lúc hoàng hôn hoặc đêm xuống, cầu hiện lên tựa như phủ tuyết trắng.

Cầu Phong Kiều
Cầu Phong Kiều với gỗ và mái lầu phong vũ ở giữa, là biểu tượng của “gió” trong bộ tứ cầu. Cây cầu nổi bật trên nền rừng núi xanh ngắt và những ngôi nhà gỗ nâu đỏ. Cầu được xây dựng trên nền đá trắng và mái nâu rêu phong. Từ đây, tạo nên một nét trầm mặc, hoài cổ trong mắt khách du lịch.

Cầu Vụ Kiều
Vụ Kiều được biết đến là cây cầu của sương mù. Ghé thăm cây cầu vào những ngày sương mù, du khách như lạc vào chống bồng lai tiên cảnh. Còn vào ngày nắng, hiện ra trước mắt du khách là cảnh sắc thanh bình với dãy núi hùng vĩ trên nền trời xanh ngắt.
Cầu Gỗ
Cầu Gỗ – cây cầu lâu đời bắc qua sông Đà Giang. Với hàng chục trụ đá và mặt gỗ đan xen, cầu mang nét mộc mạc, trường tồn. Đứng trên cầu, bạn dễ dàng chiêm ngưỡng nhà sàn đặc trưng của người Thổ Gia và cảnh bên sông bình dị.

Cầu Nam Hoa
Cầu Nam Hoa là cây cầu lớn hiện đại nối từ cổng Nam Hoa vào cổ trấn. Mặc dù không cổ kính như các cầu khác, nhưng cầu có lan can chạm trổ phượng hoàng ấn tượng. Cầu Nam Hoa là cây cầu cao nhất Phượng Hoàng cổ trấn. Tại cầu Nam Hoa, bạn có thể ngắm toàn cảnh trấn cổ đẹp đến nao lòng này.
Bạn có thể xem thêm hình ảnh đẹp như mơ của Phượng Hoàng cổ trấn.
Các món ăn trứ danh tại Phượng Hoàng cổ trấn
Lẩu cá cay
Lẩu cá cay là món ăn nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Phượng Hoàng cổ trấn. Nước dùng đỏ au, cay nồng với ớt và các gia vị đặc trưng tại Tương Tây. Thịt cá tươi mềm, thấm gia vị, ăn kèm rau xanh rất hợp với những ngày se lạnh
Vịt hầm tiết, gạo nếp

Gà hầm nham nhĩ
Gà hầm nham nhĩ được nấu cùng loại nấm quý có tên nham nhĩ, chỉ mọc trên núi đá vôi. Thịt gà săn chắc, thấm vị ngọt tự nhiên, kết hợp cùng vị thơm đặc trưng của nấm. Đây là món ăn cao cấp, thường xuất hiện trong các bữa tiệc truyền thống.

Cá muối người Miêu
Cá muối của người Miêu được ướp muối, tiêu trong vài ngày, rồi nhồi thêm gạo nếp. Cá được muối tiếp nửa tháng để cá mềm ngọt, thấm đẫm hương gạo và gia vị.

Thịt xông khói Tương Tây
Thịt xông khói được làm từ thịt heo, ướp gia vị, xông khói bằng củi trong nhiều ngày. Mùi khói gỗ quyện cùng vị béo dịu tạo cảm giác “đưa cơm” bất ngờ.
Bánh đồng điệp
Bánh đồng điệp được làm từ bột gạo, nhân đậu xanh mềm ngọt, dẻo thơm. Bánh được gói trong lá chuối hoặc lá dong để giữ hương vị tự nhiên. Bánh phù hợp làm quà ăn vặt khi đi dạo phố cổ.

Đậu phụ thối
Đậu phụ thối nổi tiếng bởi mùi hăng nồng đặc trưng. Tuy nhiên, món này lại vô cùng béo ngậy. Vỏ ngoài được chiên giòn, bên trong mềm ẩm, kết hợp cùng nước sốt cay tê tạo hương vị độc đáo.

Bánh tép
Bánh được làm từ tép tươi, trứng, bột rồi chiên vàng giòn. Bánh thường được rắc thêm hành lá và ớt để tăng thêm sự đậm đà, hấp dẫn.

Kẹo gừng
Kẹo gừng làm hoàn toàn thủ công với đường trắng, gừng, đường nâu, mè. Vị ngọt ngọt xen cay ấm giúp du khách giữ bụng ấm khi thời tiết lạnh.

Các lễ hội văn hóa đặc sắc tại Phượng Hoàng cổ trấn
Lệ hội Sister’ Rice
Diễn ra vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, đây là lễ hội tình yêu độc đáo của người Miêu. Các cô gái mời chàng trai ăn “gạo chị em” như một cách bày tỏ tình cảm. Tiếng hát giao duyên và điệu nhảy truyền thống làm bầu không khí trở nên lãng mạn.

Lễ hội Cúng Tổ Miêu
Lễ hội Cúng Tổ Miêu diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hằng năm. Người Miêu tập trung bên bờ Đà Giang, tổ chức lễ cúng tổ tiên long trọng. Tiếng trống, điệu múa và pháo hoa thắp sáng cả cổ trấn trong đêm. Du khách có thể mặc trang phục truyền thống để hòa mình vào không khí tưng bừng.

Lễ hội Khiêu Hoa
Lễ hội Khiêu Hoa thường tổ chức vào tháng 5 dương lịch với nhiều hoạt động truyền thống. Người Miêu tham gia múa sạp, lễ tế trời, đấu vật và chọi trâu sôi động. Trang phục rực rỡ cùng điệu nhảy mang đậm bản sắc địa phương tạo nên cảnh tượng náo nhiệt. Du khách cũng có thể mặc váy truyền thống và tham gia vui chơi cùng người bản địa.

Hội đua thuyền Rồng
Hội đua thuyền rồng được tổ chức vào dịp Tết Đoan Ngọ, thường rơi vào tháng 6 âm lịch. Trên dòng Đà Giang, những chiếc thuyền rồng dài rực rỡ tranh tài trong tiếng trống dồn dập. Bên bờ sông, người dân cổ trấn reo hò cổ vũ náo nhiệt, tạo nên không khí lễ hội tưng bừng.

Kinh nghiệm để hành trình thêm trọn vẹn
- Sim du lịch: bạn nên mua sim từ Việt Nam để giữ kết nối trong suốt chuyến đi
- Đi giày thể thao, giày đế bệt: bạn nên sử dụng các loại giày này để thuận tiện di chuyển trên các con đường lát đá.
- Tải app dịch thuật Việt – Trung: do rất ít người Trung Quốc thành thạo tiếng Anh, bạn nên tải sẵn app để tiện mua bán tại Phượng Hoàng cổ trấn.
- Visa du lịch: do ngày 30/6/2025, Trung Quốc đã chính thức thay đổi quy trình cấp visa du lịch. Vì vậy, bạn có thể truy cập tại đây để cập nhật các thủ tục cấp visa du lịch Trung Quốc 2025 mới nhất.